Tiêu chuẩn chất lượng nước bể bơi – Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL

 

Để công trình bể bơi luôn đạt chuẩn chất lượng và an toàn sức khỏe cho người bơi thì các chủ đầu tư cần tuân thủ tiêu chuẩn nước hồ bơi theo thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL ban hành. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của Ngọc Phương Việt sẽ chia sẻ cho quý bạn đọc tiêu chuẩn nước của các mô hình bể bơi như gia đình, kinh doanh, thi đấu.

Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL về tiêu chuẩn nước bể bơi

Theo thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch quy định về tiêu chuẩn nước bể bơi của các cơ sở tổ chức hoạt động bơi lội. Nước bể bơi phải đáp ứng được các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02: 2009/BYT) ban hành kèm theo thông tư số 05/2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các chỉ số cụ thể như sau:

STT Thông số Chỉ tiêu Áp dụng
1 Độ trong > 25 độ sneller nhìn thấy đáy hồ
Độ màu  < 5 hoặc 6 đơn vị trong thang màu hồ bơi ngoài trời
<2 đơn vị trong thang màu hồ bơi trong nhà
Hàm lượng chất vẩn đục  <2mg/l hồ bơi ngoài trời
<1mg/l hồ bơi trong nhà
4 Độ pH 7,3-7,6  
5 Độ cứng (tính theo CaCO3) 500mg/l  
6 Clorua <0,5mg/l  
7 Amoniac <0,5mg/l  

– Các chỉ số trên phải được kiểm tra ít nhất 01 lần/ngày, lưu mẫu nước (500ml) mỗi lần kiểm tra tối thiểu 05 ngày. Tài liệu mỗi lần kiểm tra phải lưu hồ sơ và cung cấp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

4444

Tiêu chuẩn nguồn nước cấp

– Bể bơi không hệ thống lọc: liên tục thường xuyên thay nước, vệ sinh khử trùng nước ít nhất 1 tuần/lần.

– Bể bơi có hệ thống lọc tối thiểu 1 tuần/lần dọn vệ sinh, xử lý nước hồ bơi.

– Nước hồ bơi kinh doanh, gia đình hay thi đầu đều cần đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng nước theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/BYT ngày 17/6/ 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế cụ thể sau:

Tên chỉ tiêu  Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát
Màu sắc TCU 15 TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887- 1985) hoặc SMEWW 2120 A
Mùi vị   Không có mùi lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A
Độ đục NTU 5 TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 – 1990) hoặc SMEWW 2130 B A
Clo dư mg/l 6 – 8,5 SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 A
pH   3 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ A
Hàm lượng amoni mg/l 0,5 SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3 D A
Hàm lượng sắt tổng mg/l 4 TCVN 6177- 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe B
Chỉ số pecmanganat mg/l   TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A
Độ cứng mg/l   TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C B
Hàm lượng Clorua mg/l   TCVN 6194 – 1996 (ISO 9297- 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D A
Hàm lượng Florua mg/l   TCVN 6195- 1996 (ISO 10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F- B
Hàm lượng Asen tổng mg/l 0,05 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B B
Coliform tổng vi khuẩn /100ml 150 TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 A
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt vi khuẩn /100ml 20 TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308-1,2- 1990) hoặc SMEWW 9222 A

Trong đó

Mức độ A

– Xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tháng do cơ sở thể thao thực hiện.

– Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

Mức độ B

– Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở thể thao thực hiện.

– Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Giám sát đột xuất

– Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.

– Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước.

– Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.

– Y tế: Có phòng y tế, có giường nghỉ cho người bị mệt và cấp cứu, có đủ cơ số thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu ngạt nước; Đăng ký liên kết cấp cứu với cơ sở y tế gần nhất; Tổ chức nhỏ thuốc mắt, mũi, lau khô tai cho những người tham gia tập luyện trước khi rời khỏi bể bơi.

– Mật độ: 01 người/m2 ở khu vực nước nông (độ sâu dưới 1,0m) hoặc 01 người/2m2 ở khu vực nước sâu (độ sâu từ 1,0m trở lên).

– Đảm bảo các quy định về thời gian hoạt động, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.

Tiêu chuẩn nồng độ pH và Clo trong nước

Tiêu chuẩn pH và Clo là tiêu chí hàng đầu đánh giá sự đạt chuẩn của nguồn nước đảm bảo chất lượng. Do đó độ cân bằng hóa học trong thành phần nước bể cần tuân thủ đúng các tiêu chí dưới đây:

– Độ Clo dư trong nước: luôn từ 0,4 – 1 PPM.

– Độ PH : từ 7,2 – 7,6.

– Độ cứng: 200mg/lít.

– Độ kiềm: từ 50 đến 100 mg/lít.

– Chuẩn kali phải dưới 1%.

– Nước bể phải trong, nhìn thấy rõ toàn bộ đáy bể và không có mùi vị lạ.

– Màu nước không quá 10 độ côbalt.

Tiêu chuẩn hóa chất trong nước bể bơi

Với công trình bể bơi kinh doanh, gia đình hay thể thao thi đấu đều cần đáp ứng chặt chẽ, đòi hỏi yêu cầu cao dựa theo các căn cứ tiêu chuẩn về nồng độ các chất hóa học như sau:

STT Thông số Chỉ tiêu Áp dụng
1 PH   6,5-8
2 Độ màu   5-50
3 Độ cứng (CaCO3) Pt – Co 150-500
4 Tổng lượng kiềm ( CaCO3) Mg/l 80 – 50
5 Chất rắn lơ lửng Mg/l < 20
6 Oxy hòa tan Mg/l > 6
7 Asen Mg/l < 0,05
8 Cadimi Mg/l < 0,01
9 Chì Mg/l < 0,05
10 Crôm Mg/l < 0,05
11 Xyanua Mg/l < 0,01
12 Đồng Mg/l < 1
13 Florua Mg/l < 1
14 Kẽm Mg/l < 0,5
15 Mangan Mg/l 0,1
16 Amoniac (tính theo N) Mg/l < 0,005
17 Phenol Mg/l < 0,001
18 Sắt Mg/l 1-5
19 Sunphat Mg/l 200-400
20 Thủy Ngân Mg/l < 0,001
21 BOD Mg/l 0-25
22 COD Mg/l 35
23 Fecalcoli MPN/100ml 0
24 Coliform MPN/100ml 3

 

TÊN DỮ LIỆU FILE

THÔNG TƯ

Quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn

104713_TT2BVHTTDL